Việc sinh viên lời phát biểu trong giờ học đã là điều không còn quá xa lạ với nhiều người hiện nay nữa. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, khiến không ít giảng viên cảm thấy không được thoải mái, hiệu quả trong quá trình giảng dạy của mình.
Thực trạng vấn đề phát biểu ý kiến trong giờ học của sinh viên
Bản chất của phương pháp học Đại học, đó chính là sinh viên tự lập, tự chủ trong việc học của mình. Học Đại học là lấy học sinh làm trung tâm, còn giảng viên chỉ là người dẫn dắt sinh viên giải đáp thắc mắc, tìm kiếm kiến thức. Do đó, sinh viên phải có tính tích cực trong việc học tập, khám phá, lĩnh hội kiến thức. Muốn làm được như vậy, thái độ tích cực, năng động của sinh viên là điều rất cần thiết.
>>> Xem thêm ” Phương pháp học phổ thông và đại học“
Thế nhưng thực tế lại không được như mong đợi. Một lớp học Đại học khi giảng viên đặt câu hỏi thường có rất ít cánh tay dơ lên để trả lời. Còn lại hầu như ai cũng ngồi yên suy nghĩ, chăm chú lắng ghe, thậm chí có sinh viên còn ăn quà vặt, ngủ, bấm điện thoại ngay trong lớp học. Thế là đôi khi, giảng viên phải bất đắc dĩ tự đặc câu hỏi và tự trả lời.
Nguyên nhân việc phát biểu ý kiến trong giờ học của sinh viên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không phát biểu trong giờ học của sinh viên Việt Nam hiện nay. Chung quy cũng bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Theo nghiên cứu của thạc sĩ Tâm lý – Cao Thị Thanh Nhàn, trường Văn Hóa Nghệ thuật TP.HCM, nguyên nhân sinh viên ít phát biểu bài bắt nguồn từ:
Nguyên nhân khách quan:
Phải học quá nhiều môn: 42%
Phương pháp giảng dạy của giảng viên không sinh động, hấp dẫn: 20 %
Thói quen im lặng của các bạn trong lớp: 19%
Môn học không phải là chuyên ngành: 10%
Câu hỏi quá khó: 10%
Nguyên nhân chủ quan:
Ngại khi phải đứng lên và trả lời câu hỏi trước đám đông: 58%
Sợ trả lời sai: 55%
Chỉ thích ghi chép nội dung bài học: 26%
Chưa biết được ý nghĩa của việc phát biểu xây dựng bài học: 13%
Sợ bị các bạn cho là mình “chảnh”: 13%
Ngoài ra còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác nữa như thói quen lười suy nghĩ (6%), xem chuyện phát biểu là chuyện chung của cả lớp (3%), không tập trung trong giờ học (3%).
Với tư cách là người đã từng là sinh viên, đã từng chứng kiến tình trạng phát biểu trong giờ học của sinh viên, người viết bài này có thể khẳng nguyên nhân chủ yếu đều bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan. Hầu hết sinh viên hiện nay đều ngại đứng lên trả lời trước đám đông, sợ trả lời sai,… hơn là những nguyên nhân khác. Đây có lẽ cũng là điều đáng ngại cần phải nhìn nhận và cải thiện ngay để nền giáo dục, phát triển con người ở xã hội Việt Nam thêm hiện đại, chuyên nghiệp và bền vững hơn.
Thực tế việc không phát biểu trong giờ học của sinh viên hiện nay không chỉ làm giảm hiệu quả của quá trình tiếp thu kiến thức mà còn sẽ mang đến những hậu quả không đáng có khác đối với sinh viên, giảng viên và tập thể lớp học.
>>> Hoặc xem thêm “ Mục tiêu học tập của sinh viên là gì?”
Nếu như lười phát biểu khiến sinh viên hình thành tâm lý thụ động, không có tính độc lập, thiếu tự tin trong giao tiếp, đánh giá bản thân thì giảng viên sẽ có tâm lý chán nản, thiếu nhiệt tình trong công tác giảng dạy, dễ thoải hiệp. Một hậu quả khác là làm cho tập thể lớp học trở nên căng thẳng, nặng nề, nhàm chán,.. làm những người khác mất hết hứng thú học hành và chỉ chờ đến tiếng chuông reo hết giờ.
Muốn giải quyết được thực trạng này đòi hỏi cần có sự thay đổi, nỗ lực của nhiều người cùng một lúc.
Về phía giảng viên nên cần có sự trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng những phương pháp giảng dạy mới lạ, có tính sáng tạo. Thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình, thảo luận nhóm, bài tập,…để mọi người cùng tìm kiếm câu trả lời.
Đối với sinh viên cần phải tích cực, tự giác hơn trong việc học tập của mình.Tốt nhất nên có tâm lý hình thành thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tự tin phát biểu ý kiến trước đám đông. Đồng thời rèn luyện tính độc lập trong tư duy, không theo số đông, đưa ra được chính kiến và quan điểm của cá nhân.
Song song với giảng viên, sinh viên, nhà trường cũng phải đầu tư đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc dạy và học. Đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về phương pháp học, phương pháp đọc sách, nghiên cứu, tư duy,….
Trên đây là một số chia sẻ về thực trạng phát biểu bài ở sinh viên bạn có thể tham khảo. Với những ai đã từng trải qua việc dạy và học với cương vị giảng viên, sinh viên,…thì chắc chắn sẽ hiểu vấn đề này hơn ai hết đúng không? Quan trọng là cần phải có sự thay đổi một cách đồng bộ thì mới có thể giải quyết được tình trạng này. Từ đó, giúp nền giáo dục của Việt Nam thêm phần phát triển và tiên tiến hơn nữa trong việc sánh vai với các quốc gia đã và đang phát triển khác.
>>> Tham khảo thêm ” Em hãy lập kế hoạch 4 năm học đại học cho mình“: http://tapvohocsinh.com/em-hay-lap-ke-hoach-hoc-tap-va-lam-viec-cho-ban-than-trong-4-nam-hoc-dai-hoc.html