Hãy trình bày những hiểu biết của anh chị về phương pháp học tập ở trường đại học

sinh vien1

Hãy trình bày những hiểu biết của anh chị về phương pháp học tập ở trường đại học

Thực tế có một điều mà đa số mọi người đều biết hiện nay, đó chính là sinh viên Việt Nam thường có xu hướng “nghỉ ngơi” trong những năm Đại Học.

Đơn giản là vì họ mang trong mình tâm lý giải tỏa sau những năm tháng học hành áp lực. Hoặc cũng có thể nghĩ rằng, chỉ cần ra trường với tấm bằng đỏ trên tay là đã có việc. Cũng không thể phủ nhận một điều, chương trình học Đại học mang tính tự giác cao và như thế là sinh viên thường bỏ quên tính tự giác của mình.
Những năm tháng học Đại học chính là khoản thời gian bạn cần đầu tư cho việc học nhiều nhất, chạy một cách tốc lực nhất để chuẩn bị hành trang bước vào đời. Rất nhiều sinh viên Việt đã bị té ngã ngay vạch xuất phát khi đi tìm cái đích của cuộc đời mình.
Đó chính là thực trạng chung khiến nền giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn chưa thể so sánh được với các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ, thay đổi hành vi và từ đó thay đổi tương lai là những gì bạn cần chuẩn bị cho cuộc đời của mình.

sinh vien tu hoc o ky tuc xa

Ảnh minh họa: Sinh viên tự học ở ký túc xá

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp học tập ở trường Đại Học để có cái nhìn khách quan, chân thật. Đồng thời, tìm ra cho mình một con đường đi đúng đắn, để những năm tháng Đại Học không chỉ quẩn quanh trong 4 bức tường, đắp chăn bật quạt và húp mì tôm nhé!
Như đã biết, so với chương trình học phổ thông thì chương trình học Đại Học sẽ có sự thay đổi nhiều. Đa số các trường học hiện nay đều áp dụng phương pháp học đăng ký tín chỉ. Tùy theo sở thích, điều kiện, cũng như quy định của nhà trường mà bạn có thể chọn những môn học phù hợp với mình trong từng kỳ. Thông thường, năm nhất đến năm 2, sinh viên sẽ trang bị kiến thức chung liên quan đến Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Đảng Cộng Sản, Chủ nghĩa Mac Leenin, Phát luật Việt Nam,…Đây là những môn ở khối kiến thức chung, ai cũng phải học.
Rất nhiều sinh viên tỏ thái độ rằng, những môn học này không quan trọng, không liên quan đến chuyên ngành học của mình nên rất lơ là, thậm chí rớt lại môn và phải học đi học lại rất nhiều lần.
Nhưng các bạn cũng nên nhớ rằng, đây là những môn có kiến thức xã hội rộng, việc trang bị cho mình những kiến thức này vô cùng hữu ích trong một trường hợp nào đó khi bạn ra ngoài xã hội. Hoặc chí ít, nếu điểm những môn này cao, nó cũng sẽ kéo điểm học kỳ của bạn lên rất nhiều, hỗ trợ cho việc tổng điểm ra trường sau này.

Chăm chỉ đi học, lắng nghe giảng bài

Như đã nói trên, chương trình học Đại học đăng ký theo tín chỉ. Sinh viên học theo hình thức tự học là chính, giáo viên chỉ có việc giảng bài và việc tiếp thu hay không là phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên. Do đó, không ít trường hợp sinh viên lười học, bỏ học và không chú ý nghe giảng bài.

sinh vien tu hoc

Ảnh: Sinh viên trên giảng đường đại học chú ý nghe giảng

Việc chăm chỉ đi học, lắng nghe giáo viên giảng bài sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:

– Điểm chuyên cần cuối kỳ môn theo học được đánh giá cao.
– Nắm được trọng tâm kiến thức, không bị ngỡ ngàng khi làm bài tập hay thực hành.
– Rút ngắn thời gian ôn tập để thi cuối kỳ sau này.
– Tạo thái độ học tập nghiêm túc, có trách nhiệm.

Trong quá trình nghe giảng bài, sinh viên cần lưu ý:
– Tập trung nghe giảng viên giảng bài, không xem nhẹ thời gian đầu tiết học vì thời gian đầu tiết học thường bắt đầu bằng việc nối tiếp kiến thức buổi học trước.
– Tiến hành ghi chép theo ý mình vào vở học tập, nắm những điểm quan trọng mà giảng viên nhấn mạnh trong quá trình nghe giảng.
– Nếu chỗ nào không ghi kịp, không hiểu kịp, hãy để đó và hỏi lại bạn bè, thầy cô sau khi nghe giảng để quá trình học không bị gián đoạn.
– Nên đặt những câu hỏi liên quan để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
Tốc ký bằng cách hiểu bản thân

phuong-phap-tu-hoc

Ảnh minh họa: Sinh viên tự học nhóm

Thông thường, chương trình học ở Đại học rất nhiều. Có những phần giảng viên đi qua rất nhanh. Nhưng cũng có những phần đào sâu, hiểu kỹ với rất nhiều kiến thức liên quan. Để có thể nắm trọn được những kiến thức giảng viên chia sẻ, sinh viên buộc phải tốc ký bằng cách hiểu của bạn thân.
Trong quá trình học, không nên đi vào những vấn đề quá sâu xa và phức tạp khiến mất thời gian. Hãy chú ý nghe giảng, ghi chép, theo dõi các bạn khác trả lời hoặc làm bài trên lớp đã được giảng viên sửa chữa. Thời gian nghiên cứu sâu, hãy dành cho việc ở nhà.

Chuẩn bị bài vở khi đến lớp

Học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước bài mới trước khi đến lớp là việc cần thiết cho quá trình chuẩn bị bài vở. Để làm được điều này, sinh viên cần chuẩn bị cho mình giáo trình, sách vở đầy đủ. Có rất nhiều trường hợp sinh viên học nhiều môn vào một cuốn vở, điều này gây xáo trộn và mất thời gian trong việc học. Lời khuyên cho những bạn sinh viên là nên dùng tập học sinh 200 trang loại dày để học cho từng môn (nếu kiến thức môn đó nhiều), hoặc tập học sinh 96 trang (nếu kiến thức môn đó ít).
Hãy cố gắng đảm bảo sao cho việc đọc bài mới giúp bạn nắm được 30% – 40% bài học ngày mai, 30% còn lại dành cho việc chăm chú nghe giảng của thầy cô giáo trên lớp và 20% nằm ở việc làm bài tập, tham khảo tài liệu. Ngoài việc tự mình nghiên cứu trên thư viện, internet, bạn nên tạo cho mình nhóm học tập để trau dồi và đào sâu kiến thức.

Khoanh vùng trọng tâm bài học

Khoanh vùng trọng tâm bài học sẽ giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản đề làm nền tảng đào sâu vấn đề. Bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc bút chì hoặc bút màu để có thể đánh dấu lại những điểm quan trọng khi học trên lớp cũng như tự học.

sinh-vien-tu-hoc2
Ngoài ra, bạn cũng nên lắng nghe những góp ý của thầy cô, bạn bè về hạn chế của mình, không ngại ngần khi hỏi bạn bè thầy cô những kiến thức chưa hiểu, tích cực học hỏi bằng nhiều nguồn khác nhau, chọn lọc kiến thức hay bổ ích để thuận tiện cho việc ôn tập sau này.

Xây dựng lịch học khoa học

Xây dựng lịch học khoa học nghĩa là thế nào, nghĩa là bạn phải biết phân chia thời gian hợp lý để học trong một ngày, một tuần, một tháng, một kỳ, thậm chí là 1 năm và cả những năm học Đại học. Không nên quá dễ dãi với bản thân, cũng không nên quá nghiêm khắc. Hãy tạo tâm lý thoải mái vừa học vừa chơi, vừa rèn luyện sức khỏe.
Nên nhớ, hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học. Sinh viên đôi khi nguồn chi phí có phần eo hẹp, nhưng điều đó không có nghĩa bạn khiến bản thân mình rơi vào trạng thái kiệt quệ, mệt mỏi. Đồng thời, cũng thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe.

Bổ sung kiến thức, kỹ năng

Ngoài việc học kiến thức chuyên môn, sinh viên cần bổ sung cho mình những kiến thức, kỹ năng như ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm, thuyết trình,…Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây chính là những yếu tố quyết định đến con đường thành công của bạn sau này đấy.
Sau này khi bước chân vào cuộc sống, làm việc trong một cơ quan nào đó, bạn sẽ thấy rằng bên cạnh kiến thức chuyên môn, thái độ trách nhiệm thì những kỹ năng bên lề rất quan trọng.

Bình An