Hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh

hoc tap tot 1

Một vài gợi ý hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh

Phương pháp tự học cho học sinh rất quan trọng, bởi nếu nắm được phương pháp này, học sinh sẽ tự làm chủ được thái độ đối với việc học và cả cuộc đời mình sau này.
Hôm nay, Nhật Đông sẽ hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh cho các bậc phụ huynh cũng như các bạn đã có nhận thức được vấn đề học vấn của mình nhé! Nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

1.Xây dựng mục tiêu và kế hoạch cụ thể

Có mục tiêu, có kế hoạch cụ thể sẽ giúp cho phương pháp học tập của các bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy xác định mục tiêu của mình là gì để thiết lập một kế hoạch học tập chi tiết. Việc làm này cũng sẽ giúp các bạn không rơi vào một mớ kiến thức hỗn độn mà có sự phân chia rõ ràng rành mạch, ghi nhớ cũng sẽ dễ hơn.

Một khi đã xác định được mục tiêu cũng như kế hoạch, các bạn sẽ có phương pháp học của riêng mình, không gò bó, áp lực. Và đặc biệt không phải học theo phương pháp của những người khác, tâm trạng lúc nào cũng hứng thú và thoải mái khi học.

Tạo kỷ luật cho bản thân khi học

Làm bất cứ việc gì muốn thành công thì phải có tính kỷ luật. Các bạn đã nghe đến câu “Muốn giỏi việc gì, hãy làm việc đó mỗi ngày chưa? “. Vậy muốn học giỏi, hãy học mỗi ngày, mang trong mình tính kỷ luật cao.
Khi học trên lớp cũng như học ở nhà, các bạn cần có sự tập trung cao độ, hãy để mọi thứ có thể khiến bạn xao nhãng qua một bên. Đặc biệt, điện thoại, TV, truyện tranh,…là những thứ rất có hại cho việc tạo kỷ luật cho việc học vì nó có tính “lôi kéo” rất cao. Lúc này, hãy nói với bản thân mình rằng “Cố lên! Học xong hãy coi!”

Học cách ghi nhớ kiến thức

Trong quá trình học, bạn phải ghi nhớ kiến thức đúng không? Muốn ghi nhớ kiến thức có rất nhiều cách. Các bạn có thể ghi ra giấy nhiều lần, liệt kê những nội dung chính; đọc thật to; đọc thì thầm; liếc mắt ghi nhớ,…Tùy theo sở thích cũng như cách nào khiến bộ não của bạn tiếp thu hiệu quả mà áp dụng.

tap-trung-hoc-bai

Ảnh minh họa: Học sinh cần tập trung ghi nhớ kiến thức

Muốn biết mình hiệu quả với phương pháp nào, không còn cách nào khác là bạn tự mình thực hiện các cách trên rồi chọn cách nào cảm thấy hài lòng nhất, ghi nhớ nhanh và hiệu quả nhất để áp dụng sau này.

Ôn lại kiến thức

Sau khi học, bạn cần ôn lại kiến thức để có thể ghi nhớ và có cái nhìn tổng quan hơn. Việc kiểm tra, ôn lại kiến thức một lần nữa giúp các bạn củng cố lại những gì bạn đã học được cũng như còn phải học thêm những điều gì.
Muốn ôn lại kiến thức cũng có nhiều cách. Tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ biểu đồ tư duy,..là những cách ôn lại kiến thức được nhiều người áp dụng. Có một cách cũng rất hay giúp bạn ôn lại kiến thức là khi đang làm một việc gì đó, bạn tự đặt câu hỏi cho mình và cố nhớ để trả lời. Nếu đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không nhớ thì hãy lật lại vở sách xem nhé!

be hoc bai

Ảnh minh họa: Phụ huynh giúp ôn tập kiến thức

Tìm kiếm tài liệu liên quan

Muốn kiến thức của mình được nhân rộng, khác so với những người khác, các bạn phải biết tự đặt câu hỏi cho mình để tìm kiếm tài liệu ngoài những gì thầy cô giảng dạy trên lớp. Bạn sẽ chẳng bao giờ khẳng định được ai giỏi hơn ai, bởi kiến thức trong vũ trụ này rất rộng lớn. Nhưng hãy cố gắng giải đáp được tất cả những thắc mắc của bản thân, bổ sung kiến hữu ích sẽ rất có lợi cho tương lai của bạn sau này.
Việc tìm kiếm tài liệu từ sách báo, internet,… mới đầu sẽ hơi khó khăn. Nhưng nếu tìm hiểu lâu, quen với việc đó, bạn sẽ thực hiện khá nhanh cũng như chọn được phương pháp tìm kiếm kiến thức hữu ích cho riêng mình.

Chọn lọc thông tin hữu ích

Hằng ngày, các bạn sẽ tiếp thu rất nhiều nguồn kiến thức khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn lọc những thông tin nào hữu ích để ghi nhớ. Hãy trang bị cho mình kỹ năng chọn lọc thông tin nếu không muốn mình rơi vào một mớ bòng bong hỗn độn.

chon-loc-thong-tin

Ảnh minh họa: Chọn lọc thông tin cần thiết giúp ích cho việc học tập hiệu quả

Đừng cố nhồi nhép kiến thức quá nhiều vào trong đầu. Điều đó chỉ khiến việc học của các bạn trở nên áp lực và căng thẳng đến mức muốn buông bỏ mà thôi.

Thường xuyên ôn lại và hiểu sâu

Trong quá trình tự học của mình, học sinh cũng nên ôn lại để hiểu sâu hơn vấn đề. Việc hiểu sâu giúp kiến thức của các em học sinh có thể áp dụng được trong từng hoàn cảnh phù hợp. Việc ôn lại kiến thức đã học cũng sẽ giúp kiến thức được lưu giữ hiệu quả hơn. Không ít học sinh chủ quan và khiến lượng kiến thức bị trôi tụt theo thời gian.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc hướng dẫn phương pháp tự học của sinh. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp ích được cho bạn đọc trong việc giúp con em của mình trong quá trình học tập. Đồng thời, với những học sinh đã nhận thức được giá trị của việc học để nâng cao hiệu quả trong việc tiếp nhận, lưu giữ và vận dụng kiến thức.

Bình An

Xem thêm>> Phương pháp học tập ở đại học