Phương pháp học phổ thông và học trung học có những điểm khác nhau nhất định. Không ít bạn học sinh cảm thấy bỡ ngỡ với sự thay đổi phương pháp học từ phổ thông lên đại học. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phương pháp học phổ thông và trung học để có cái nhìn khách quan và chân thật hơn nhé!
1. Phương pháp học phổ thông
Về môi trường học tập: Số lượng mỗi lớp đều có tính cố định do nhà trường sắp xếp. Trong học tập, giáo viên thường chủ động giúp đỡ học sinh khi gặp các vấn đề khó khăn.Các hoạt động ngoại khóa chỉ gói gọn trong những dịp lễ có tính chất quan trọng, kỷ niệm như 8/3; 26/3; 20/11;…
Về chương trình học tập: Giáo viên trung học phổ thông thường tập trung vào việc giúp học sinh nắm vững những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa. Trong quá trình giảng bài, giáo viên thường viết ý chính lên bảng cho học sinh chép vào vở. Nhìn chung học sinh trung học phổ thông chủ yếu học những gì được dạy từ chính thầy cô của mình. giáo viên thường nhắc nhở học sinh về nhà làm bài tập và tiến hành kiểm tra vào buổi học hôm sau.
Về điểm số, thi cử: Đến giai đoạn kiểm tra thì chia thành 3 loại chính là kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết và cuối cùng là thi. Điểm số phụ thuộc vào bài kiểm tra, thường thì kiểm tra miệng, 15 phút sẽ bằng 1/2 lần kiểm tra một tiết. Vấn đề thi cử không quá vất vả, kiểm tra mang tính chất dàn trải giúp cho quá trình ôn tập được triển khai thường xuyên.
>>> Xem thêm:
+ Hướng dẫn phương pháp học cho học sinh
+ Phương pháp học tập ở trường đại học
2. Phương pháp học Đại học
Về môi trường học tập: Lớp học sẽ có sự thay đổi nhất định theo thời khóa biểu của từng sinh viên, lớp học, nhóm học và những môn học khác nhau. Lớp học này có thể tối thiểu 30 sinh viên nhưng lớp học kia có khi lên đến 70 sinh viên là chuyện bình thường. Trong quá trình học, giảng viên thường rất thoải mái, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên nhưng vẫn đề cao sự tự chủ, riêng tư của mỗi cá nhân. Chỉ khi nào sinh viên thực sự mong muốn được giúp đỡ, giảng viên mới hỗ trợ. Các hoạt động ngoại khóa sẽ được diễn ra xuyên suốt quanh năm tùy thuộc vào yêu cầu của nhà trường, khoa và các môn học khác nhau. Giảng viên tập trung giảng bài dựa vào giáo trình giảng dạy chính. Họ chỉ cung cấp những kiến thức nền chính, còn tài liệu bổ sung, kiến thức liên quan sẽ do sinh viên tự tìm tòi và học hỏi. Rất nhiều giảng viên chỉ viết một cách minh họa lên bảng còn sinh viên tự nghe giảng rồi tự chép vào tập vở học sinh những gì mình tiếp thu được.
Về chương trình học: Nếu như học sinh phổ thông học những gì được dạy có sẵn thì sinh viên sẽ tư duy logic, suy nghĩ có tính chất phán đoán hơn với những gì mình được dạy và học để hướng đến nghề nghiệp trong tương lai của mình. Giảng viên xong tiết học sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình, rất ít khi nhắc nhở và kiểm tra bài vở về nhà của sinh viên. Bên cạnh lý thuyết thì sinh viên còn được thực hiện ngay với những môn học của mình.
Về điểm số thi cử: Điểm số trong phương pháp học Đại học có thể được tính từ bài kiểm tra, bài tập nhóm, bài báo cáo, bài luận,… trong suốt quá trình học. Trọng số của những cột điểm này tùy thuộc vào yêu cầu của từng giáo viên. Chẳng hạn như 30% điểm chuyên cần, 70% điểm thi,… Khi thi không giàn trải nhiều, chỉ tập trung vào một môn học nhất định với 1 bài kiểm tra giữa kỳ và 1 bài kiểm tra cuối kỳ. Hoặc cũng có thể là 1 bài kiểm tra giữa kỳ, 1 bài báo cáo và 1 bài kiểm tra cuối kỳ.
=> Nhìn chung, phương pháp học trung học phổ thông và Đại học sẽ có sự khác nhau nhất định. Tùy thuộc vào từng người mà bạn có thể vạch ra cho mình kế hoạch học tập phù hợp để tiếp thu nhanh, giải quyết được vấn đề, thu nhận điểm cao cho việc ra trường và bổ sung kiến thức cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
=> Dù là phương pháp học nào đi chăng nữa, bạn cũng cần tìm cho mình giải pháp tích cực. Sự khác nhau giữa chương trình học phổ thông và Đại học ban đầu sẽ khiến mọi người cảm thấy bỡ ngỡ nhưng chắc chắn mọi người sẽ quen và áp dụng phù hợp với mình. Tất cả đều cần sự tận tâm, trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đình và xã hội để phấn đấu không ngừng cho quá trình học tập và làm việc sau này.
=> Trước khi tiến hành thi cử, bạn nên giữ gìn sức khỏe thật tốt, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên. Tốt hơn hết, đừng bao giờ gây áp lực cho bản thân mình khi thi mà hãy cố gắng thoải mái nhất có thể. Đừng nên nghĩ rằng việc học là một nghĩa vụ phải làm mà hãy xem đó là thú vui, là khám phá, là trải nghiệm,…
=> Với những chia sẻ về phương pháp học phổ thông và phương pháp học Đại học trên đây, chúng tôi hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn khách quan, chân thật hơn về hai phương pháp học này. Chúc bạn thành công và hạnh phúc trên con đường mình đang đi.
>> Tham khảo thêm ” Mục tiêu học tập của sinh viên là gì?”: http://tapvohocsinh.com/muc-tieu-hoc-tap-cua-sinh-vien-la-gi.html