Đại học là con đường dẫn bước đến thành công, nếu bạn biết cách xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể, chi tiết. Tuyệt đối đừng nên nghĩ rằng, Đại học là khoảng thời gian thảnh thơi, được nghỉ nghơi “bung lụa” cho những năm tháng “cày cuốc trước kia”.
=> Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc bạn đọc việc lập kế hoạch học tập và làm việc cho bản thân trong 4 năm Đại học nhé!
A. Xây dựng mục tiêu cho 4 năm Đại Học
_ Để 4 năm học Đại học trôi qua một cách có ý nghĩa và đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn nên đặt ra cho mình mục tiêu nhất định trong 4 – 5 năm tới.
_ Đây chính là cách giúp bạn nhắc nhở trí não từng ngày trong việc thực hiện mục tiêu. Bạn có thể đề ra mục tiêu như tốt nghiệp bằng giỏi, dành được học bổng du học, trang bị kỹ năng tin học, thành thạo tiếng anh,… Cùng với đó là những kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, các mối quan hệ xã hội, kết nối bạn bè,…
>>> Xem thêm ” Phương pháp học phổ thông và đại học“
B. Kế hoạch học tập và làm việc cho 4 năm học
+ Năm thứ nhất: Mở rộng quan hệ, học ngoại ngữ, kỹ năng mềm
Năm học đầu tiên thường là năm học có tính chất nhẹ nhàng nhất vì chưa đụng vào những môn chuyên nghành. Do đó, bạn còn có rất nhiều thời gian rảnh rỗi để mở rộng các mối quan hệ, học thêm ngoại ngữ, trao dồi kỹ năng mềm,…
Năm học đầu đừng ngại ngần dấn thân vào những lóp học kỹ năng, tin học, tình nguyện viên, câu lạc bộ trong trường,… Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên nhiệm vụ học tốt những môn nền tảng để có số điểm tích lũy cao và không bị rớt môn nhé!
+ Năm thứ hai: Tiếp tục nâng cao ngoại ngữ, kỹ năm mềm
Với những kiến thức tiếng anh đã học từ năm nhất, sang năm thứ hai bạn hãy cố gắng nâng cao thêm chúng nữa. Bên cạnh khả năng giao tiếp, bạn có thể chinh phục các bằng ngoại ngữ như IELTS, TOEFL với một số điểm bạn đặt ra. Việc làm này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc nâng cao khả năng học tiếng anh cũng như hỗ trợ cho việc tìm việc sau này.
Bên cạnh tiếng anh, bạn cũng cần chú ý đến những kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,… thông qua những khóa học, những buổi làm thêm. Dù bạn học ngành nào đi chăng nữa thì những công việc như dịch thuật, hướng dẫn du lịch, trợ lý, trợ giảng, lễ tân,…. đều rất có ích cho tương lai đấy nhé!
Nếu thích, bạn có thể thử sức với những cuộc thi dành cho sinh viên như cuộc thi ngành robocon cho khối ngành kỹ thuật, cuộc thi sáng tác thơ văn đối với ngành sư phạm, cuộc thi tác phẩm báo chí đối với ngành báo chí – truyền thông,… Nhìn chung những cuộc thi này sẽ giúp bạn nâng cao được kiến thức, trau dồi được kỹ nang giao tiếp và nâng cao các mối quan hệ xã hội.
+ Năm thứ ba: Tập trung vào chuyên ngành: Năm ba là thời điểm bắt đầu nhiều môn học chuyên nghành. Hãy tập trung học những tốt môn này để áp dụng vào thực tế. Nhờ những mối quan hệ trước đó bạn đã từng xây dựng, thì sợ gì không tìm được một nơi thực tập tốt để phát huy năng lực của mình đúng không.
>>> Hoặc xem thêm “ Mục tiêu học tập của sinh viên là gì?”
+ Nếu bạn đang có ý định du học thì năm ba, năm tư chính là thời điểm tốt nhất để hoàn thành bộ hồ sơ của bạn để đến gần với ước mơ hơn.
+ Năm thứ 4: Thách thức, quyết định cuộc đời: Năm thứ tư chính là năm có khá nhiều thách thức, nó sẽ là năm quyết định những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời bạn. Năm này chính là năm khá nặng và bận rộn với mọi thứ. Từ kiến thức nhà trường, cho đến thực tập thực tế, đồ án tốt nghiệp. Và quan trọng hơn hết là tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường. Trước khi ra trường, hãy nhớ hoàn thành các kế hoạch đã đề ra trước đó như thi chứng chỉ, kết thúc khóa học điểm cao, săn học bổng,….
C. Một số lưu ý bạn cần “ghim vào tim” trong những năm tháng học Đại học nè:
– Đại học là phải học, không phải bung xõa, nghỉ ngơi.
– Tham gia nhiều hoạt động để trau dồi kiến thức, quan hệ.
– Nắm bắt nhanh nhũng cơ hội thử nghiệm để biết năng lực mình.
– Đặt ra mục tiêu cụ thể và từng bước một thực hiện kế hoạch đó.
=> Nhìn chung, việc lập cho mình kế hoạch học tập và làm việc của mỗi người khác nhau là khác nhau. Bởi ai cũng có những mục tiêu riêng, định hướng riêng và chuyên ngành riêng của mình. Những năm tháng học Đại học, hãy cố gắng làm cho nó thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất có thể. Tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ rằng những năm tháng học Đại học là những ngày tháng nghỉ ngơi. Cũng đừng bao giờ nghĩ rằng, học Đại học ra sẽ có việc “ngon ơ” bạn nhé! Thực tế rất phũ rằng, có những người học Đại học, cầm tấm bằng trên tay nhưng vẫn cố dấu để xin làm công nhân.
Cuộc đời do chính bạn quyết định!
=> Trên đây là một số chia sẻ về việc lập kế hoạch học tập và làm việc trong 4 năm Đại học bạn có thể tham khảo. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp ích được cho bạn nhiều trong việc tìm kiếm và chọn lựa cho mình phương pháp học phù hợp.
>>> Tham khảo thêm ” Theo em, phương pháp học đại học là gì?“ http://tapvohocsinh.com/theo-em-phuong-phap-hoc-dai-hoc-la-gi.html